Tư duy phản biện (Critical Thinking) là kỹ năng hiệu quả giúp chúng ta xử lý các thông tin trái chiều, dữ liệu sai lệch hay tin giả trong thời đại công nghệ thông tin. Nó được xem là khía cạnh quan trọng trong bất cứ nghề nghiệp nào, giúp đưa ra những suy luận khách quan, cách giải quyết thách thức sáng tạo, các câu trả lời thực tế. Đồng thời giúp ích trong việc hình thành, phát triển các kỹ năng mềm cần thiết khác.
Tư duy phản biện (Critical Thinking) là kỹ năng hiệu quả giúp chúng ta xử lý các thông tin trái chiều, dữ liệu sai lệch hay tin giả trong thời đại công nghệ thông tin. Nó được xem là khía cạnh quan trọng trong bất cứ nghề nghiệp nào, giúp đưa ra những suy luận khách quan, cách giải quyết thách thức sáng tạo, các câu trả lời thực tế. Đồng thời giúp ích trong việc hình thành, phát triển các kỹ năng mềm cần thiết khác.
Điều này hoàn toàn không đúng. Cãi nhau thường xoay quanh vấn đề “Ai đúng, ai sai?”, nhưng tư duy biện luận là tìm ra “Lập luận nào là đúng, lập luận nào là sai?”. Hơn nữa, loại tư duy này là sự tranh luận xảy ra trong chính bản thân 1 người, với mối quan tâm về việc sắp xếp suy nghĩ có trước – có sau, đảm bảo chín chắn và toàn diện để lập luận vấn đề đúng đắn.
Mâu thuẫn là một trong những điều khó có thể tránh khỏi trong quá trình làm việc nhóm. Vậy làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn để làm việc hiệu quả, tránh để ảnh hưởng đến kết quả công việc? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau. 1.…
Nếu bạn vừa tiếp nhận được một thông tin, hay thấy một điều gì đó được chia sẻ trên mạng xã hội, đừng vội làm theo/tin ngay lập tức mà hãy tiến hành phân tích thật kỹ càng. Việc nghiên cứu sâu và “làm việc” với thông tin sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan và đưa ra quyết định đúng đắn.
Trong quá trình phân tích, bạn thu thập các thông tin bổ sung nếu cần, nhưng hãy lựa chọn thông tin từ nguồn chính thống, tránh nội dung ẩn danh hoặc đến từ những người/trang tin có nhiều tranh cãi. Ngoài ra, bạn cũng nên xem xét các nguồn dữ liệu, số liệu, hình ảnh và trích dẫn. Một số thông tin cũ chỉ đúng tại thời điểm được công bố và không phù hợp với thời điểm hiện tại.
Ý nghĩa của tư duy phản biện còn khẳng định ở việc cải thiện kỹ năng thuyết trình do giúp đưa ra những suy nghĩ rõ ràng, lập luận logic. Người có kỹ năng phản biện có thể cải thiện cách diễn đạt, sắp xếp từ ngữ, diễn đạt rõ ràng. Đặc biệt những người phản biện xuất sắc thường có khả năng thuyết trình và ngôn ngữ rất tốt.
Tham khảo: Bí kíp rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho học sinh tự tin và thành công
Nội dung bài viết trên đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ tư duy phản biện là gì và tầm quan trọng của nó với công việc, đời sống và xã hội. Đây là kỹ năng quan trọng giúp chúng ta tăng khả năng giao tiếp, sự sáng tạo, thể hiện được bản thân trong bất kỳ môi trường nào. The Dewey Schools hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích và chúc bạn trau dồi, rèn luyện tốt kiến thức, kỹ năng cần thiết để hoàn thiện khả năng phản biện và phát triển bản thân tốt hơn.
Tư duy phản biện, đây là một thuật ngữ khá quen thuộc với mỗi người. Thế nhưng, trong học tập, công việc hay cuộc sống hàng ngày bạn đã nắm rõ thuật ngữ tư duy phản biện là gì hay chưa? Tại sao tư duy phản biện là một trong các kỹ năng tư duy không thể thiếu? Hay làm thế nào chúng ta có thể rèn luyện kỹ năng này một cách hiệu quả, ứng dụng vào thực tiễn? Hãy cùng khám phá tất tần tật trong bài viết dưới đây.
Tư duy phản biện (tiếng Anh gọi là Critical Thinking) là một kỹ năng tư duy quan trọng, giúp con người có thể nhìn nhận, đánh giá, phân tích và xử lý vấn đề một cách logic và khách quan. Đây là khả năng lập luận, đánh giá một vấn đề theo nhiều khía cạnh khác nhau, đặt câu hỏi, sắp xếp lập luận và đưa ra quyết định thông minh dựa trên những dữ liệu thông tin có sẵn.
Tư duy phản biện được hình thành từ các nguyên tắc trí tuệ quan trọng, bao gồm: tính minh bạch, độ chính xác, nhất quán, phù hợp, sâu sắc trong lập luận, sự vững chắc của bằng chứng và sự công bằng trong quan điểm. Để thực hiện điều này, cần phải phân tích kỹ lưỡng các yếu tố trong mọi luận điểm như: vấn đề được đưa ra, mục tiêu, giả định và hậu quả, ý nghĩa,…
Tư duy phản biện tự điều chỉnh là bạn tự nhận thức được và phản hồi ý kiến chủ quan, dù chúng có thể đúng hay sai. Qua đó, người có tư duy này có thể tự điều chỉnh, tự đánh giá, phản hồi lại ý kiến đó, từ đó tự hoàn thiện và đưa ra các ý kiến phù hợp nhất.
Tư duy phản biện ngoại cảnh là quá trình trình bày quan điểm và suy nghĩ mà mỗi người tin là đúng, để phản biện với các ý kiến không chính xác về một vấn đề cụ thể nào đó. Trong bất kỳ tổ chức hay các nhóm, mỗi người thường có những quan điểm và lập luận riêng biệt, điều này có thể dẫn đến sự đối lập trong ý kiến nhằm bảo vệ quan điểm của bản thân.
Nhờ vào tư duy phản biện ngoại cảnh, chúng ta có thể học cách tổng hợp và đánh giá một cách khách quan các ý kiến và lập luận từ người khác. Điều này giúp chúng ta giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả và đúng đắn nhất.
Tại cấp độ đầu tiên này, các cá nhân ở cấp độ này thường không tự đưa ra ý kiến của mình mà chỉ dựa vào nhận định của người khác. Hành động của họ thường thiếu suy nghĩ, không sở hữu các kỹ năng cần thiết để phân tích tư duy phản biện của chính mình.
Hơn nữa, những người ở cấp độ 1 thường không sử dụng các tiêu chuẩn quan trọng trong suy nghĩ như tính lập luận logic, chính xác. Điều này dẫn đến việc họ không nhận ra sự thiếu hụt trong kiến thức và hiểu biết của bản thân.
Tại cấp độ này, cá nhân đã có sự hiểu biết đáng kể về vai trò quan trọng của việc tư duy phản biện và nhận biết được các hạn chế của mình. Họ bắt đầu cố gắng khắc phục điều này bằng cách trình bày quan điểm và suy nghĩ một cách khách quan hơn. Tuy nhiên, điều họ trình bày thường không đủ sâu sắc và thiếu sự tập trung.
Do nhận thức chưa hoàn toàn sâu sắc, họ có thể tự tin quá mức về khả năng của mình, cho rằng bản thân thông minh hơn người khác. Điều này tạo ra một rào cản trong việc học hỏi và phát triển tư duy phản biện lên những cấp độ cao hơn.
Cá nhân ở cấp độ 3 thường bắt đầu chủ động trong việc kiểm soát suy nghĩ và hành vi của mình. Họ nhận ra những suy nghĩ của họ có thể là những điểm mù và cố gắng tìm cách khắc phục.
Những người này cũng bắt đầu nhận thức về ảnh hưởng của cảm xúc và cái tôi trong suy nghĩ của họ. Điều đó cho thấy được rằng, họ bắt đầu có phản ứng nhanh hơn với những lời phê phán, chỉ trích,.. và họ có thể sử dụng chúng để điều chính suy nghĩ của bản thân.
Những người ở cấp độ 4 sẽ nhìn thấy những thiếu xót của bản thân và phát triển những kỹ năng cần thiết để cải thiện. Bản thân những người ở cấp độ này sẽ rèn luyện suy nghĩ tốt hơn bằng việc có kế hoạch bài bản, hệ thống và các phương pháp thực hiện nhằm cải thiện bản thân ngày càng tốt hơn.
Người ở cấp độ này đã hình thành thói quen tư duy phản biện các vấn đề trong cuộc sống, họ thường nhận biết định kiến trong suy nghĩ của chính mình và người khác. Những người này luôn nghiêm khác trong việc phê bình và có kế hoạch rõ ràng để cải thiện bản thân.
Đây là cấp độ cao nhất, nơi tư duy phản biện trở thành phản xạ tự nhiên của não bộ. Những người này có khả năng kiểm soát hoàn toàn quyết định và xử lý thông tin của họ. Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia tâm lý học cho rằng rất ít người có thể đạt được cấp độ này.