TPHCM là địa phương có nhiều di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có nhiều di tích nổi tiếng, địa điểm tiêu biểu như Dinh Độc Lập, Địa đạo Củ Chi, Bưu điện Thành phố, Căn cứ Rừng Sác, Bảo tàng Áo Dài, Nhà thờ Đức Bà, Bảo tàng chứng tích chiến tranh…đã được khai thác thành các điểm đến trong các chương trình thăm quan tại Thành phố.
TPHCM là địa phương có nhiều di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có nhiều di tích nổi tiếng, địa điểm tiêu biểu như Dinh Độc Lập, Địa đạo Củ Chi, Bưu điện Thành phố, Căn cứ Rừng Sác, Bảo tàng Áo Dài, Nhà thờ Đức Bà, Bảo tàng chứng tích chiến tranh…đã được khai thác thành các điểm đến trong các chương trình thăm quan tại Thành phố.
Đầm An Khê ở thị xã Đức Phổ là đầm nước ngọt cạnh biển lớn nhất Việt Nam, hình thành cách đây hàng nghìn năm. Đầm được xem là trái tim của quần thể di tích văn hóa Sa Huỳnh. Việc bảo đảm tính toàn vẹn của đầm mang ý nghĩa lớn về văn hóa cũng như phát huy giá trị trong tương lai. Lãnh đạo tỉnh đã thể hiện sự quyết tâm trong việc ưu tiên bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ từ cộng đồng dân cư sống gần khu vực đầm. Việc quy hoạch bảo vệ di sản cần gắn với bảo vệ môi trường và sự đồng thuận về lợi ích của cộng đồng cư dân địa phương, sự tham gia của các nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà quản lý trong chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.
Ngoài các di tích Văn hóa Sa Huỳnh, xung quanh đầm An Khê còn có dấu tích văn hóa Champa như: Bia Chăm ở thôn Thạnh Đức 1, phường Phổ Thạnh, các kiến trúc đường lát đá cổ bằng qua Núi Bồ trong Vũng Bàng, hơn 10 giếng Chăm cổ xếp đá ong hình vuông, cùng phế tích đền miếu Chăm ở cửa biển Sa Huỳnh có niên đại từ thế kỷ I - II sau Công Nguyên...
Sau thế kỷ IV, vùng này xuất hiện thêm yếu tố văn hóa Hán hay Nam Á và yếu tố biển của cư dân Đông Nam Á hải đảo. Nơi đây còn có dấu tích văn hóa Đại Việt như: Cầu đá, giếng nước kè đá miệng tròn, đáy vuông và đền tháp thờ Mẫu của người Việt, trên cơ sở kiến trúc đền tháp của người Chăm trước đó. Những tư liệu này cần được khai quật, nghiên cứu và làm rõ dấu tích các quốc gia cổ đại: Sa Huỳnh, Lâm Ấp, Champa trên đất Quảng Ngãi.
Giám đốc Sở VH-TT&DL Nguyễn Tiến Dũng cho biết, Quảng Ngãi đặc biệt quan tâm bảo tồn và phát triển du lịch những giá trị văn hóa mang bản sắc riêng và dựa vào cộng đồng dân cư địa phương để phát triển, trong đó nổi bật nhất là Văn hóa Sa Huỳnh. Các bằng chứng khảo cổ học văn hóa Sa Huỳnh đã cung cấp những thông tin quan trọng về diễn biến từ tiền Sa Huỳnh sang Sa Huỳnh và nguồn gốc bản địa của nền văn hóa lâu đời này. Văn hóa Sa Huỳnh cần được công nhận về khoa học như là một chuỗi điển hình tiêu biểu trong văn hóa tiền sử Việt Nam, xứng đáng được công nhận là Di sản Quốc gia đặc biệt.
"Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đầm An Khê chính là cơ hội để đánh thức những giá trị di tích văn hóa tiềm năng của Văn hóa Sa Huỳnh. Từng bước đưa Sa Huỳnh trở thành một trong những điểm dừng chân hấp dẫn và thu hút khách du lịch cả trong lẫn ngoài nước", ông Dũng cho biết.
Ông Trần Hoàng Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi nhấn mạnh, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích Văn hóa Sa Huỳnh luôn được lãnh đạo tỉnh ưu tiên đặt lên hàng đầu. Những giá trị đặc trưng, tiêu biểu của Văn hóa Sa Huỳnh, vai trò của đầm An Khê trong bảo tồn không gian văn hóa - sinh tồn của cư dân Sa Huỳnh cổ. Qua đó, tạo cơ sở dữ liệu khoa học và điều kiện cần thiết xây dựng hồ sơ quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh. Từ đó, đề xuất các giải pháp phát huy giá trị di sản Văn hóa Sa Huỳnh từ các yếu tố lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh hoạt và bảo vệ môi trường bền vững trong không gian di sản Văn hóa Sa Huỳnh đối với sự phát triển KT-XH của địa phương.
Tại Cần Thơ, những năm gần đây, thành phố đã có nhiều dự án phát triển du lịch sông nước mang tính hiện đại nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống như: du lịch gắn với nông nghiệp; du lịch trải nghiệm đời sống miền Tây thuở trước… mang lại nhiều không gian trải nghiệm cho du khách lẫn người dân địa phương.
Chợ nổi và hệ thống cồn nổi là hai giá trị văn hóa sông nước dễ nhận diện và mang tính biểu trưng cao nhất ở ÐBSCL. Ðây cũng là hai loại hình văn hóa sông nước được sử dụng như tài nguyên trong khai thác, phát triển du lịch, làm nên sản phẩm riêng có tại vùng đất Chín Rồng. Không ngoại lệ, tại Cần Thơ, chợ nổi Cái Răng là nét đặc trưng sông nước, là không gian văn hóa gắn liền với lịch sử vùng đất, là tài sản quý cần được gìn giữ. Và tour chợ nổi Cái Răng luôn trong hành trình khám phá Cần Thơ của hầu hết các công ty du lịch lữ hành.
Tuy nhiên, khi giao thông và giao thương đường bộ, hàng không ngày càng phát triển, hoạt động của chợ nổi Cái Răng dần thu hẹp, không còn tấp nập như xưa. Đứng trước thực trạng “chợ nổi không còn nổi”, từ năm 2016, Ðề án “Bảo tồn và phát triển chợ nổi Cái Răng” đã được TP. Cần Thơ triển khai, với 13 hạng mục, hướng đến mục tiêu quan trọng nhất là giữ chân thương hồ, bảo tồn văn hóa chợ nổi Cái Răng.
Cùng với đề án, hàng năm, UBND quận Cái Răng sẽ tổ chức “Ngày hội Du lịch Văn hóa chợ nổi Cái Răng”, với nhiều hoạt động, gian hàng như: hội thi “Nét đẹp áo bà ba xưa và nay”; hội thi trưng bày mô hình ghe, tàu - cây bẹo mua bán nông sản tại chợ nổi Cái Răng; diễu hành tàu trên sông, vớt rác trên sông; các gian hàng quảng bá xúc tiến du lịch, giới thiệu đặc sản, bánh dân gian Nam Bộ, biểu diễn đờn ca tài tử trên sông.., nhằm tái hiện lại nét văn hóa chợ nổi xưa đến du khách.
Năm nay, “Ngày hội Du lịch Văn hóa chợ nổi Cái Răng” diễn ra từ ngày 7 đến ngày 9/7, có khoảng 15 hoạt động, với quy mô trên 60 gian hàng. Ông Lê Văn Hoàng, Trưởng phòng Văn hóa – Truyền thanh quận Cái Răng, Cần Thơ cho biết: "Năm nay có điểm mới là mặt bằng được UBND quận đầu tư mới hoàn toàn, các công tác sắp xếp ghe mua bán tại chợ nổi cũng đã được triển khai. Điều đặc biệt năm nay, Ban tổ chức ngày hội cũng đã phối hợp với hoa hậu Lê Nguyễn Bảo Ngọc làm đại diện hình ảnh cho chợ nổi, để cùng kêu gọi tham gia hưởng ứng các hoạt động chợ nổi".
Tận dụng hệ thống cồn nổi làm du lịch là hướng đi “thuận tự nhiên” Cần Thơ triển khai trong phát triển ngành công nghiệp không khói. Trong đó, HTX du lịch Cồn Sơn nổi tiếng với “tuyệt chiêu” huấn luyện những loài vật quen thuộc trong đời sống hằng ngày thành những mô hình độc lạ, như cá trê ăn trên cạn, cá lóc bú bình. Để góp phần phong phú thêm du lịch mang phong vị đồng quê sông nước, Cồn Sơn đã cho ra mắt những con ếch làm xiếc vào dịp Hè 2023.
Cùng với du lịch sông nước, du lịch nông nghiệp cũng là một trong những định hướng phát triển được ngành du lịch Cần Thơ chú trọng dựa trên tài nguyên bản địa. Huyện Phong Ðiền, quận Thốt Nốt, quận Bình Thủy là những địa phương triển khai tốt nhất hoạt động với nhiều mô hình gắn với bản sắc riêng.
Có mặt tại vườn cây sinh thái của anh Trần Thiện Cảnh, xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, mới 8 giờ sáng nhưng rất đông du khách đến trải nghiệm, hái dâu Hạ Châu thưởng thức tại chỗ. Có thể thấy, du lịch nông nghiệp mang đến nhiều lợi ích cho người nông dân khi có thể sử dụng “cây nhà lá vườn” làm du lịch mà không phải bỏ quá nhiều vốn để đầu tư, ngược lại còn thu về lợi nhuận cao hơn, hài lòng nhiều du khách hơn.
Bà Phạm Thị Thanh Huyền, du khách đến từ Hà Tĩnh cho biết: "Ăn trái cây tại vườn ngon hơn trái cây mua ở chợ hay siêu thị, cộng thêm cảm giác tự mình khám phá, rất thú vị".
Theo chia sẻ của các chủ vườn làm du lịch nông nghiệp, ngoài khách vãng lai, nhiều khu, điểm du lịch vẫn dành từ 1/3 đến 2/3 diện tích vườn cây hoặc liên kết khách tham quan với những đơn vị tổ chức tour, tuyến để thu nhập tăng đều lên.
Bà Lê Hồng Cẩm, Giám đốc Cantho Eco Resort, huyện Phong Điền chia sẻ: "Cantho Eco có hướng là kết hợp với bà con nông dân để làm sao phát triển sản phẩm du lịch kèm theo tăng giá trị của nông sản. Hiện tại, Eco cũng đang liên kết với một số nhà vườn để bao tiêu sản phẩm, có thêm sản phẩm dịch vụ. Ví dụ như hiện tại có thể thuê một tour tàu đi tham vườn khu vườn, tại đó có thể tự hái trái cây, tự hái rau, tự câu cá… để làm bữa ăn gia đình, tạo không khí thân mật khi đến với Cần Thơ".
Thực hiện Chương trình hành động theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2021-2025 trong lĩnh vực du lịch gồm 3 chương: Mục tiêu và yêu cầu; Nhiệm vụ trọng tâm và Tổ chức thực hiện, TP. Cần Thơ đã từng bước đổi mới hoạt động du lịch, định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù phù hợp với thực tiễn sau đại dịch Covid-19 là: du lịch đường sông và du lịch kết hợp sự kiện (MICE).
Để thu hút khách du lịch bên cạnh đổi mới các mô hình trải nghiệm tại các khu – điểm du lịch, thành phố cũng chỉ đạo các cơ sở lưu trú cải tạo cảnh quan môi trường, nâng cấp hạ tầng du lịch khang trang, hiện đại, không chỉ đủ điều kiện nghỉ dưỡng của du khách mà còn đáp ứng việc tổ chức những sự kiện quy mô toàn quốc.
Ông Nguyễn Hoàng Ơn, Giám đốc Trung tâm phát triển du lịch TP. Cần Thơ nhận định: "Chất lượng dịch vụ du lịch Cần Thơ ngày càng nâng cao tốt hơn, các sự kiện trong thành phố chúng ta tổ chức ngày càng bài bản, căn cơ hơn để phục vụ tốt nhất khách du lịch đã, đang và sẽ đến Cần Thơ".
Thống kê từ Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ, từ đầu năm đến nay các cơ sở lưu trú đã phục vụ gần 1,7 triệu khách, tăng 34% so cùng kỳ, đạt 62% kế hoạch năm. Tổng doanh thu từ du lịch của Cần Thơ trong 6 tháng qua ước đạt hơn 3.300 tỷ đồng, tăng 59% so cùng kỳ, đạt 72% kế hoạch năm.
Để ngành du lịch phát triển vượt bậc hơn nữa, thành phố sẽ tiếp tục nâng chất sản phẩm du lịch sinh thái gần gũi tự nhiên, du lịch văn hóa bản địa. Đồng thời, để phát triển du lịch lâu dài, Cần Thơ xác định sẽ phát huy bản sắc sông nước gắn với xu hướng hội nhập phát triển xanh, bền vững của du lịch quốc gia, quốc tế, đảm bảo sản phẩm vừa mang nét độc đáo riêng mà vẫn giữ gìn và phát huy nét chung của văn hóa Nam Bộ.