Phát triển từ nền văn minh lúa nước, lúa gạo đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của người dân Việt Nam. Không chỉ là nguồn lương thực chính mà nó còn là mặt hàng xuất khẩu tỷ đô. Việt Nam nhờ đó trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Giá lúa gạo thị trường xuất khẩu và nội địa cũng từng bước tăng cao nhờ vào chất lượng hạt gạo được cải tiến.
Phát triển từ nền văn minh lúa nước, lúa gạo đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của người dân Việt Nam. Không chỉ là nguồn lương thực chính mà nó còn là mặt hàng xuất khẩu tỷ đô. Việt Nam nhờ đó trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Giá lúa gạo thị trường xuất khẩu và nội địa cũng từng bước tăng cao nhờ vào chất lượng hạt gạo được cải tiến.
Giá lúa gạo thế giới được dự đoán sẽ bình ổn ở mức cao. Ngành lúa gạo Việt Nam hiện nay cũng tập trung chính yếu vào việc nâng cao giá trị xuất khẩu. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (World Bank), giá gạo thế giới sẽ bình ổn và khó tăng mạnh trong giai đoạn 2021- 2024.
Theo ước tính, khối lượng xuất khẩu gạo năm 2020 đạt 6.15 triệu tấn, trị giá khoảng 3 tỷ USD. Giá xuất khẩu bình quân cả năm cũng đạt khoảng 499 USD/tấn, tăng 13.3% so với năm trước. Trong năm 2021, giá gạo vẫn giữ được mức kỳ vọng cao, khoảng từ 490 – 500 USD/tấn đối với gạo 5% tấm. Mức giá này cũng được xem là cao và ổn định, giúp người nông dân quẳng đi âu lo tài chính.
Trong tuần đầu tiên của tháng 01/2022, sau phiên điều chỉnh, giá lúa gạo thị trường tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng ổn định hơn. Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất khẩu có phiên đi ngang sau khi điều chỉnh tăng 5 USD/tấn ở phiên giao dịch trước.
Nguồn: Giá lúa gạo thị trường ngày 08/01, trích từ Bộ Công Thương
Sau phiên điều chỉnh tăng, giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam đi ngang. Cụ thể, gạo 5% tấm 398-402 USD/tấn; gạo 25% tấm 378-382 USD/tấn; gạo 100% tấm không biến động và ổn định ở mức 328-332 USD/tấn; Jasmine cũng giữ giá 568-572 USD/tấn.
Việt Nam dù là một trong số ít những quốc gia có thể kiểm soát và thích ứng với dịch bệnh nhanh chóng. Nhưng Giá lúa gạo thị trường nội địa vẫn có sự tăng nhẹ trong năm 2021.
Ở một số nước, kế hoạch sản xuất bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến ảnh hưởng đến nguồn cung gạo toàn cầu. Tuy nhiên, nhờ sự chủ động ứng biến nhanh, sản lượng gạo nội địa và xuất khẩu nước ta vẫn được đảm bảo. Nhưng cũng nhờ đó mà nguồn cầu lúa gạo tăng cao. Việt Nam có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu. Năm 2021, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam được xếp ở nhóm cao nhất trong số các nước xuất khẩu gạo truyền thống.
Với sức ép đại dịch Covid-19 có thể bùng phát trở lại bất cứ lúc nào, nhu cầu tích trữ lương thực dự đoán cũng tăng cao. Điều này góp phần mở ra nhiều cơ hội mới. Khả năng mức giá này có thể được duy trì hoặc có sự tăng trưởng trong năm 2022. Song đây chỉ là hướng phát triển ngắn hạn.
Giá lúa gạo thị trường muốn được nâng cao phải cạnh tranh bằng “giá trị”. Xu thế phát triển bền vững vì thế đã ra đời. Đây là “bước đệm” cho sự phát triển rực rỡ sau này của thị trường lúa gạo ở Việt Nam.
Giá lúa gạo thị trường được dự báo có thể duy trì ở mức giá cao trong năm 2022. Tuy nhiên, giá là “biến phụ thuộc” vào nhiều yếu tố. Vì vậy, nâng cao giá trị bằng xu thế phát triển bền vững là một trong phương hướng tiềm năng nhất. Giá trị chính là tấm giấy thông hành duy nhất giúp Việt Nam nâng tầm vị thế và giá gạo của mình.
QPTĐ-Năm 2022, xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ có sự bứt phá mạnh mẽ bởi nhiều yếu tố hậu thuẫn có lợi cho cả doanh nghiệp và người trồng lúa. Nhu cầu và giá lương thực trên thế giới tăng, sức chống chịu của doanh nghiệp tăng và đặc biệt là doanh nghiệp Việt Nam đã có thêm nhiều kinh nghiệm để ứng phó linh hoạt, sản xuất an toàn trong điều kiện dịch Covid-19, đảm bảo nguồn cung đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Giá và sản lượng xuất khẩu gạo sẽ tăng từ tháng 3/2022, khi vụ Đông Xuân bắt đầu thu hoạch với diện tích lớn.
Năm 2022, xuất khẩu gạo được dự báo sẽ có sự bứt phá mạnh mẽ. (Ảnh: Internet)
Giá lương thực thế giới tăng cao
Ngày 8/4/2022, Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hiệp quốc (FAO) cho biết, giá lương thực thế giới đã tăng 13% trong tháng 3/2022, đạt mức cao kỷ lục mới, do cuộc xung đột tại Ukraine làm gián đoạn xuất khẩu ngũ cốc và dầu ăn. Dự báo sản lượng lúa mì toàn cầu trong năm 2022, từ 790 triệu tấn trong tháng 3/2022 xuống còn 784 triệu tấn.
Từ những đặc điểm của tình hình lương thực thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam nhận định xuất khẩu gạo trong năm 2022 sẽ thuận lợi hơn so với năm 2021 do nhiều thị trường đang hồi phục sau đại dịch Covid-19. Các chuỗi cung ứng từng bị đứt gãy do đại dịch cũng đang được kết nối lại, giúp cho sức mua bán tăng lên. Bên cạnh đó, căng thẳng giữa Nga và Ukraine sẽ khiến cho nhiều nước tiếp tục quan tâm hơn tới việc dự trữ lương thực.
Bộ Nông nghiệp Mỹ vừa đưa ra dự báo thương mại gạo toàn cầu năm 2022 đạt 48,8 triệu tấn, tăng khoảng 100.000 tấn so với năm trước. Trong đó, dự báo xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2022 đạt 6,4 triệu tấn. Lúa gạo vừa là nguồn lương thực quan trọng, vừa là mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Việt Nam. Trung bình một năm, Việt Nam sản xuất khoảng 26-28 triệu tấn gạo, sau khi dành cho tiêu thụ trong nước, khối lượng gạo xuất khẩu khoảng 6-6,5 triệu tấn gạo. Trong đó, vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa chính chiếm đến hơn 50% sản lượng và hơn 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Xuất khẩu gạo có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Hàng năm, lượng gạo của Việt Nam xuất khẩu chiếm khoảng 15% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn thế giới. Hạt gạo Việt đã có mặt trên 150 nước và vùng lãnh thổ.
Theo thông tin từ Bộ Công thương, đến nay giá xuất khẩu ổn định cùng chất lượng vượt trội đã tạo ưu thế cho xuất khẩu gạo của Việt Nam ngay trong tháng 1/2022. Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 1/2022 đạt 505.741 tấn với trị giá 246,02 triệu USD, tăng mạnh 45,4% về khối lượng, tăng 28,2% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Thống kê 2 tháng đầu năm 2022 thì lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt 974.556 tấn, tăng mạnh 48,6% so với 2 tháng đầu năm 2021, thu về gần 469,26 triệu USD, tăng 30,6%, giá trung bình đạt 481,5 USD/tấn, giảm 12%.
Giá gạo đã có xu hướng tăng mạnh từ tháng 3/2022. Giá gạo châu Á có diễn biến tăng mạnh và theo xu hướng chung của khu vực, giá gạo 5% tấm của Việt Nam tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 12/2021, là 410-415 USD/tấn vào ngày 10/3/2022, so với mức tương ứng 400 USD/tấn vào tuần trước đó, trong bối cảnh nhu cầu tăng và xung đột giữa Nga và Ukraine khiến các khách hàng từ những nước khác thuộc châu Á chuyển sang mua gạo Việt Nam.
Bên cạnh đó, Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, mặt hàng phụ phẩm như tấm, cám gạo ở các địa phương đã có sự điều chỉnh tăng mạnh, trung bình từ 250-360đồng/kg. Cụ thể, giá tấm 1/2 có giá cao nhất đã lên tới 8.300đồng/kg, trung bình thị trường là 7.981đồng/kg. Giá cám cũng lên tới 8.150đồng/kg. Việc giá các sản phẩm tấm, cám tăng lên một phần cũng bởi nguồn cung thức ăn chăn nuôi nhập khẩu gặp khó khăn, khiến nhu cầu các sản phẩm này thêm cao.
Việc giá gạo và các phụ phẩm từ gạo tăng cao được nhận định là có lợi cho doanh nghiệp. Năm 2021, lợi nhuận ròng của Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời đạt hơn 421 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2020. Đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất trong 7 năm trở lại đây của doanh nghiệp gạo này. Hiện tại, công ty đang vận hành hệ thống 24 nhà máy sở hữu và liên kết trên khắp Đồng bằng sông Cửu Long với năng lực sấy gần 26.000 tấn/ngày, xay xát hơn 22.000 tấn/ngày cùng với sức chứa 1 triệu tấn đáp ứng được nhu cầu khối lượng lớn từ các thị thường khó tính như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản. Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang-Angimex có doanh thu và lợi nhuận trước thuế năm 2021 ước đạt 3.903 tỷ đồng và 47,36 tỷ đồng, lần lượt tăng 80% và 35% so với kế hoạch đề ra trước đó. Trước kết quả kinh doanh khả quan này, Angimex đặt chỉ tiêu doanh thu năm 2022 đạt 8.004 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế cũng 70 tỷ đồng; lần lượt tăng gấp đôi và tăng 48% so với năm 2021.
Ngoài thị trường truyền thống, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) sẽ tăng lên. Đặc biệt, chất lượng gạo Việt Nam được cải thiện, chủ yếu là các loại gạo thơm, đánh trúng được thị hiếu của người tiêu dùng EU. Thị trường này hứa hẹn có nhiều tiềm năng và giá bán cao còn xuất phát từ Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA). Theo cam kết, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm. Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm. Cam kết này giúp Việt Nam mỗi năm có thể xuất khẩu khoảng 100.000 tấn vào EU. Đặc biệt, đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3-5 năm, mở ra cơ hội để gạo Việt Nam có lợi thế để cạnh tranh với gạo của các nước khác khi xuất khẩu vào thị trường này.
Thực tế, với 27 nước thành viên, dân số khoảng 516 triệu người, GDP mỗi người dân trên 35.000 USD/năm, thị trường EU có nhu cầu nhập khẩu số lượng lớn hàng hóa, nhất là nông sản, mỗi năm nhập khẩu hơn 160 tỷ USD từ khắp nơi trên thế giới. Với Việt Nam, đây là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của mặt hàng nông sản, với kim ngạch khoảng 5,5 tỷ USD/năm. Nhưng nông sản Việt mới chiếm 4% thị phần ngành hàng nhập khẩu này của EU, riêng gạo chỉ chiếm hơn 1% thị phần. Như vậy, dư địa xuất khẩu gạo vào thị trường EU rất lớn.Để tiếp tục nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu 50.000ha lúa tại An Giang và Kiên Giang đạt quy chuẩn xuất khẩu, được cấp mã số vùng trồng và gắn với doanh nghiệp tiêu thụ. An Giang và Kiên Giang là những địa phương có sản lượng lúa dẫn đầu cả nước với trên 4 triệu tấn.
Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan (TREA) cập nhật, giá gạo xuất khẩu 5% tấm tăng 9 USD lên 659 USD/tấn. Tương tự, gạo 25% tấm cũng tăng 8 USD lên 623 USD/tấn. Các loại gạo khác của Thái Lan cũng tăng 5 - 10 USD/tấn và đạt mức cao nhất lịch sử 15 năm kể từ năm 2008. Trong những tháng cuối năm, xuất khẩu gạo của Thái Lan gặp thuận lợi vì nguồn cung dồi dào. Chỉ tính riêng trong tháng 11 xuất khẩu gạo đạt trên 1 triệu tấn, đưa tổng sản lượng xuất khẩu của 11 tháng lên gần 8 triệu tấn.
Chốt phiên giao dịch cuối năm, giá gạo Thái Lan đã vượt qua gạo Việt Nam đứng đầu thế giới
Trong khi đó, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm giữ nguyên mức 653 USD/tấn và gạo 25% tấm là 633 USD/tấn.
Như vậy, kết thúc ngày giao dịch cuối cùng của năm 2023, giá gạo tiêu chuẩn 5% tấm của Việt Nam thấp hơn gạo cùng phẩm cấp của Thái Lan 6 USD/tấn. Tuy nhiên, mức giá cao nhất của gạo Việt Nam từng ghi nhận trong năm 2023 lên tới 663 USD/tấn, vào thời điểm ngày 6.11. Lúc đó, gạo Thái Lan chỉ 558 USD/tấn, thấp hơn gạo Việt Nam đến 105 USD.
Trong năm 2024, các chuyên gia thị trường đều có chung nhận định giá gạo duy trì mức cao do nguồn cung hạn chế. Cụ thể, do Ấn Độ tiếp tục chính sách hạn chế xuất khẩu gạo, thậm chí siết chặt thêm các chính sách này để kìm chế giá lương thực trong nước. Điều đó sẽ khiến nguồn cung của thế giới tiếp tục tình trạng thiếu hụt 4 - 5 triệu tấn. Trong khi hiện tượng thời tiết El Nino đang vào cao điểm và nhiều khả năng kéo dài đến giữa năm 2024, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất lương thực ở nhiều quốc gia trên toàn cầu, nhất là châu Á - nơi tiêu thụ nhiều gạo nhất thế giới.
Một số thương nhân kinh doanh gạo ở ĐBSCL cho biết, vụ lúa đông xuân sẽ thu hoạch rộ từ sau Tết Nguyên đán sắp tới (khoảng tháng 2 - 3.2024). Đây là thời điểm giữa mùa khô hạn và nguồn cung gạo của Việt Nam dồi dào nhất so với các nước xuất khẩu gạo khác trong khu vực, giá gạo có thể có lợi cho bà con nông dân.
Hiện tại, một số ít diện tích lúa thu đông muộn và đông xuân sớm ở ĐBSCL đang thu hoạch. Giá phổ biến trên 9.000 đồng/kg, một số loại gạo thơm, gạo chất lượng cao có giá đến 9.800 - 10.000 đồng/kg. Với mức giá này, người nông dân có lãi khoảng 50%.