Công Ty Cổ Phần Tiếp Vận Quốc Gia

Công Ty Cổ Phần Tiếp Vận Quốc Gia

Tên giao dịch: TLC LOGISTICS .,JSC

Tên giao dịch: TLC LOGISTICS .,JSC

Công ty chúng tôi hướng đến nhóm những nhà cung cấp dịch vụ logistics và chuỗi cung ứng hàng đầu Việt Nam.

QALogistics qua quá trình thành lập và phát triển cung cấp dịch vụ logistics 3PLs cho các đối tác và khách hàng trong việc dịch chuyển nhà máy, vận chuyển hàng hóa máy móc nguyên vật liệu, vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu và kho vận, nội địa cũng như quốc tế, chúng tôi cũng tiến hành vận chuyển các thiết bị siêu trường siêu trọng, các cấu kiện lớn hàng trăm tấn cùng với hệ thống trang thiết bị chuyên nghiệp, tải trọng cao, hệ thống vận hành chuyên nghiệp, hiệu quả ….

Công Ty Cổ Phần Tiếp Vận Quốc Tế Rồng Xanh

222/8B Bùi Đình Túy, Phường 12, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Chúng tôi phục vụ cộng đồng nhưng luôn tôn trọng quyền riêng tư của bạn! Lạm dụng thông tin trên website cho các hành vi làm phiền khách hàng là vi phạm điều khoản sử dụng và bị cấm.

Nếu bạn chắc chắc muốn ẩn số điện thoại vui lòng nhấn vào nút dưới đây:

Chuyên nghiệp – Khát vọng – Trí tuệ – Nghĩa tình.

Giá trị cốt lõi mang tính nền tảng, bền vững và định hướng về cách thức ứng xử của người lao động PVT Logistics.

Là phẩm chất quan trọng nhất mà mỗi người lao động phải rèn luyện mỗi ngày.

Để tăng cường tính “Chuyên nghiệp”, người lao động PVT Logistics cần:

– Trách nhiệm: tinh thần trách nhiệm đối với công việc, chủ động tự giác và hoàn thành tốt công việc được giao, vì lợi ích của công ty.

– Hướng đến khách hàng: Lắng nghe, thấu hiểu và trao đổi; nâng cao chất lượng dịch vụ, giá cả hợp lý, kịp thời đáp ứng yêu cầu và là đối tác tin cậy của khách hàng.

– Chuẩn hóa hệ thống: Xây dựng, rà soát, cải tiến và vận hành hệ thống quản lý an toàn, quy chế, quy định, quy trình bài bản, chặt chẽ, khoa học trên cơ sở đảm bảo tuân thủ các qui định pháp luật và phù hợp với thực tế.

– Ứng xử: Chân thành và tử tế với cấp trên, đồng nghiệp, đối tác, khách hàng.

Khát vọng là phẩm chất cần có của mỗi CBCNV, thuyền viên PVT Logistics, khát vọng của mỗi cá nhân sẽ góp phần đưa công ty vượt qua mọi khó khăn, thử thách và phát triển ổn định, bền vững.

Để nuôi dưỡng “Khát vọng”, người lao động PVT Logistics cần:

– Vươn ra làm chủ biển lớn: Không ngừng nâng cao năng lực quản lý khai thác và kỹ thuật; dám đương đầu với những khó khăn, thử thách; tham gia vận tải tại các thị trường cao cấp, cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường quốc tế.

– Làm việc nhiệt huyết: Chủ động, quyết liệt trong công việc, quyết tâm đạt được mục tiêu đặt ra; giữ vững “tinh thần khởi nghiệp”.

– Trăn trở tìm giải pháp: Luôn tích cực nghiên cứu, đưa ra các giải pháp tốt hơn cho mọi vấn đề. Luôn xác định “Không có gì là không thể thực hiện được”.

– Phấn đấu phát triển sự nghiệp: khẳng định giá trị bản thân thông qua các vị trí cao hơn, khó hơn.

– Rèn luyện ý chí, bản lĩnh, sức khỏe và tinh thần.

Là chiếc la bàn dẫn đường để đi đến thành công, PVT Logistics có được sự phát triển như ngày hôm nay là kết quả của sự học hỏi, nỗ lực sáng tạo và cải tiến không ngừng của tập thể người lao động công ty.

Để nâng cao “Trí tuệ”, người lao động PVT Logistics cần:

– Chủ động tự học hỏi: Nghiên cứu, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm để nâng cao trình độ năng lực bản thân đáp ứng yêu cầu công việc.

– Rèn luyện tư duy: đổi mới, sáng tạo và thực tiễn trên cơ sở nền tảng kiến thức vững chắc.

– Tối ưu trí tuệ: Sử dụng và khai thác tối ưu trí tuệ của mình, trí tuệ của tập thể và trí tuệ của nhân loại.

– Đo lường năng lực: Thước đo năng lực chính xác nhất là sản phẩm cụ thể, kết quả công việc cụ thể của từng cá nhân. Kết quả, thành tích của tập thể thì cũng cần mang dấu ấn và vai trò cá nhân, đặc biệt cán bộ lãnh đạo.

– Tôn trọng sự khác biệt: Nhìn vấn đề theo góc nhìn đa chiều và hướng tới mục tiêu chung.

Những thành tựu và bước tiến của Công ty đều có sự đóng góp và cống hiến của tập thể CBCNV, thuyền viên các thời kỳ; ý thức được điều này các thế hệ người lao động PVT Logistics luôn sống với nhau một cách nghĩa tình, đây là chất keo gắn kết, là nét văn hóa đặc thù của công ty.

Để gìn giữ “Nghĩa tình”, người lao động PVT Logistics cần:

– Quan tâm đến đồng nghiệp: Lắng nghe, chia sẻ, góp ý và giúp đỡ đồng nghiệp trong công việc và cuộc sống; cư xử bằng tấm lòng nhân ái, chân thành, ấm áp, nghĩa tình.

– Trân quý biết ơn: Sự đóng góp của các thế hệ đi trước, các đối tác, khách hàng cho sự phát triển của công ty.

– Trách nhiệm với cộng đồng: Sống trách nhiệm với cộng đồng, tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội.

Để tự nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ, hay thậm chí chỉ một lô hàng từ nước ngoài về Việt Nam, trước tiên bạn phải có giấy phép kinh doanh nhập khẩu mặt hàng đó. Hoặc bạn có thể thông qua các công ty dịch vụ nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ hải quan… để ký hợp đồng nhập khẩu mặt hàng đó từ nước ngoài về Việt Nam.

Nếu tự nhập khẩu hàng hóa, bạn cần tìm được nguồn hàng, doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa đó ở nước ngoài, rồi ký kết Hợp đồng ngoại thương, trong hợp đồng sẽ quy định cụ thể phương thức Thanh toán quốc tế cũng như các giấy tờ cần thiết để bạn có thể giao nhận hàng.

Sau đây là hướng dẫn chi tiết và đầy đủ nhất về quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ về Việt Nam:

Khảo giá mặt hàng cần nhập khẩu về Việt Nam một cách kỹ lưỡng, tham khảo nhiều nguồn thông tin, thị trường khác nhau. Bạn cũng phải tìm hiểu kỹ doanh nghiệp ở nước ngoài sẽ đứng ra ký kết hợp đồng với bạn để có thể nhập hàng hóa đó về Việt Nam. Đây là bước quan trọng nhất đảm bản an toàn, giảm thiểu mọi rủi ro nếu bạn hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài lớn, uy tín, kinh nghiệm lâu năm.

Sau khi quyết định loại hàng hóa cần nhập khẩu và lựa chọn được doanh nghiệp uy tín, bạn cần gửi Đơn đặt hàng, thường bằng email hoặc các hình thức online khác. Trong Đơn đặt hàng, bạn cần có ghi rõ các nội dung sau, nhưng đặc biệt lưu ý điều kiện thanh toán:

– Thông tin chi tiết đẩy đủ về DN hoặc người mua hàng(Tên công ty , địa chỉ, số điện thoại, email, người đại diện) – Thông tin chi tiết hàng hóa (Tên hàng hóa, số  lượng, điều kiện giao hàng, tổng tiền, chất lượng, mẫu mã…) – Điều kiện và cách thức thanh toán

Khi đặt hàng bạn nên yêu cầu người bán hàng ở nước ngoài gửi Proma Invoice vì có thể dùng Proma Invoice để chuyển tiền ở ngân hàng được (Tùy từng điều kiện thanh toán).

Vì đây là hợp đồng giao thương với nước ngoài nên bạn cần chi tiết, đầy đủ và ràng buộc về tính pháp lý chặt chẽ nhất.

Để đảm bảo an toàn nhất cho hàng nhập khẩu và đề phòng mọi phát sinh có thể khiến bạn gặp khó khăn sau này, bạn nên lưu ý đặc biệt các chi tiết sau: – Tên hàng hóa nhập khẩu, số lượng, tổng tiền: Các thông tin này phải khớp với invoice, packing list, BL để tránh các rắc rối khi làm thủ tục thông quan sau này – Lưu ý nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu vì sẽ gặp trở ngại khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu mặt hàng này. – Điều khoản và phương thức thanh toán cần chi tiết, cụ thể nhất có thể để tránh các tranh cãi, tranh chấp sau này.

Lựa chọn tốt nhất cho những doanh nghiệp mới tự nhập khẩu hàng hóa là nên thông qua các công ty dịch vụ (forwarder, logistics) tại Việt Nam để đảm bảo hàng được vận chuyển door – to – door và bạn không phải lo lắng hay mất công sức gì ngoài một khoản phí dịch vụ không đáng kể so với giá trị hàng hóa.

Bạn cần theo dõi sát sao quá trình nhà xuất khẩu ở nước ngoài đóng hàng và giao hàng như thời gian đóng gói hàng, chi phí, vận chuyển trong bao lâu… Việc theo dõi này có thể thực hiện thông qua các trang web mà hai bên thống nhất với nhau hoặc liên lạc trực tiếp bằng điện thoại, email và các hình thức khác.

Khi có đầy đủ những thông tin này bạn có thể làm căn cứ để tính toán cho những lô hàng hóa nhập khẩu sau này, đặc biệt khi cần đẩy nhanh tiến độ nhập những lô hàng gấp.

Bạn nên chú ý các điểm sau: – Tên hãng vận tải, số liên lạc, có website theo dõi đường đi lịch trình của hàng hóa không – Lịch đi bao nhiêu chuyến/tuần – Thời gian vận chuyển mất bao nhiêu lâu? – Thời gian muộn nhất giao hàng là khi nào? – Ngày đi/ngày đến – Đi trực tiếp hay chuyển tải (direct/tranship) – Cảng đi/cảng đến

– Trường hợp hàng bị hư hỏng thì có được bồi thường không, thực hiện như thế nào?

Thời gian thanh toán dựa theo hợp đồng nhập khẩu hàng hóa giữa hai bên.

Ngoài ra, các thông tin về người hưởng lợi, tên ngân hàng hưởng lợi, địa chỉ cũng phải khớp nhau trong hợp đồng, invoice.

Thường dùng phương thức L/C hoặc T/T, trong đó L/C an toàn cho cả bên bán và bên mua. Cách thực hiện như sau: Bên mua yêu cầu Ngân hàng của mình mở Thư tín dụng (Letter of Credit – L/C), qua đó ngân hàng người mua cam kết sẽ thanh toán giá trị hàng hóa cho người bán thông qua ngân hàng của người bán. Sau khi có L/C bên bán sẽ tiến hành giao hàng theo quy định Hợp đồng và gửi đến ngân hàng bên mua bộ chứng từ để chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ bán hàng. Ngân hàng bên mua nếu nhận được bộ chứng từ phù hợp theo quy định đã đưa ra trong L/C thì buộc phải thanh toán tiền hàng cho bên bán.

Bộ chứng từ nhập khẩu cơ bản gồm: – Vận đơn – Hóa đơn thương mại – Phiếu đóng gói – Hợp đồng ngoại thương – Giấy chứng nhận xuất xứ – Các chứng từ khác

Thủ tục Hải quan để nhập khẩu hàng hóa thường có 5 bước cơ bản sau:

-Khai thông tin nhập khẩu (IDA)

-Đăng ký tờ khai nhập khẩu (IDC)

-Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai

-Phân luồng, kiểm tra, thông quan: Khi tờ khai đã được đăng ký, hệ thống tự động phân luồng, gồm 3 luồng xanh, vàng, đỏ

-Khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan

Đối với từng loại hình, từng loại mặt hàng sẽ yêu cầu những chứng từ khác nhau, thông thường khi làm thủ tục Hải quan nhập khẩu hàng hóa cần những giấy tờ và chứng từ sau: – Hợp đồng (Contract) – Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) – Danh sách hàng hóa (Packing list) – Giấy chứng nhận nguồn gốc ( CO) – Kiểm dịch thực vật Phytosan – Certificate of analysis – Health certificate – Certificate of free sale

– Công bố chất lượng – Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng

Nếu là hàng nguyên (FCL/FCL) – Khi nhận được thông báo hàng đến, chủ hàng mang Bill of Lading gốc và giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để lấy D/O; – Chủ hàng mang D/O đến hải quan làm thủ tục và đăng ký kiểm hoá chính chủ hàng có thể đề nghị đưa cả container về kho riêng hoặc ICD để kiểm tra hải quan nhưng phải trả vỏ container đúng hạn nếu không sẽ bị phạt; – Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng phải mang toàn bộ chứng từ nhận hàng cùng D/O đến Văn phòng quản lý tàu tại cảng để xác nhận D/O; – Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng.

Nếu là hàng lẻ (LCL/LCL) Chủ hàng mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng đến hãng tàu hoặc đại lý của người gom hàng để lấy D/O, sau đó nhận hàng tại CFS quy định và làm các thủ tục như trên.

Kính gửi Quý Thành viên của Website 123job.vn,

Ban Quản Trị Website 123job.vn xin thông báo đến Quý Thành viên về việc áp dụng “Các điều kiện giao dịch chung về bảo vệ dữ liệu cá nhân” (Sau đây gọi tắt là “Các Điều Kiện Giao Dịch Chung”) được cập nhật theo Nghị định số 13/2023/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 17/4/2023 về bảo vệ dữ liệu cá nhân, hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2023.

“Các Điều Kiện Giao Dịch Chung” là một phần không thể tách rời của các thỏa thuận giữa Ban Quản Trị Website 123job.vn và các Thành viên. “Các Điều Kiện Giao Dịch Chung” có thể được sửa đổi trong từng thời kỳ. Mọi thông tin thay đổi (nếu có) sẽ được thông báo, cập nhật trên website https:///www.123job.vn.

Để xem chi tiết “Các Điều Kiện Giao Dịch Chung”, Quý Thành viên vui lòng nhấn: Tại đây

Trường hợp cần làm rõ về “Các Điều Kiện Giao Dịch Chung”, Quý Thành viên vui lòng liên hệ với Ban Quản Trị Website 123job.vn hoặc gửi email đến [email protected] để được hỗ trợ.