Chính Sách Y Tế Đặt Ra Mục Tiêu Để

Chính Sách Y Tế Đặt Ra Mục Tiêu Để

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Tổng cục Du lịch tổng hợp và báo cáo số liệu khách du lịch tại Việt Nam, ước tính số khách quốc tế đến Việt Nam tháng 12/2019 đạt 1.710.168 lượt khách, giảm 5,5% so với tháng 11/2019 và tăng 24,4% so với tháng 12/2018.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Tổng cục Du lịch tổng hợp và báo cáo số liệu khách du lịch tại Việt Nam, ước tính số khách quốc tế đến Việt Nam tháng 12/2019 đạt 1.710.168 lượt khách, giảm 5,5% so với tháng 11/2019 và tăng 24,4% so với tháng 12/2018.

KỲ VỌNG 2024 VÀ MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2025

Trước hết, cần xác định tốc độ tăng giá trị tăng thêm của kinh tế số. Báo cáo về kinh tế số Đông Nam Á dự báo quy mô giá trị tăng thêm của kinh tế số Việt Nam năm 2024 đạt 52 tỷ USD, so với năm 2020 là 14 tỷ USD, tức gấp 3,71 lần, bình quân 1 năm tăng 30% (tính theo USD), cao hơn nhiều tốc độ tăng GDP theo giá so sánh theo mục tiêu (6,5-7%/năm), suy ra tốc độ tăng theo giá thực tế khoảng 11% và tính theo tốc độ tăng tính bằng USD tăng khoảng 25%/năm.

GDP kinh tế số tính bằng USD năm 2020 đạt 346,6 triệu USD; năm 2021 đạt 362 triệu USD; năm 2022 đạt 410,2 triệu USD; năm 2023 đạt 427,1 triệu USD; dự báo năm 2024 đạt 482,5 triệu USD; năm 2025 đạt 526,6 triệu USD. Theo đó, tốc độ tăng GDP tính bằng USD: năm 2021 tăng 4,44%; năm 2022 tăng 13,31%; năm 2023 ước tăng 4,14%; năm 2024 dự báo tăng 12,94%; năm 2025 dự báo tăng 9,13%.

Dự báo tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số/GDP qua các năm thể hiện ở hình 3.

Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã đưa một số mục tiêu cơ bản về phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số đến năm 2025 và 2030.

Trong số các mục tiêu kinh tế số đến năm 2025-2030, có một số mục tiêu cơ bản sau:

Một, tỷ trọng giá trị gia tăng của kinh tế số/GDP đến năm 2025 đạt 20%, đến năm 2030 đạt 30%.

Mục tiêu đến năm 2025 phải đạt mức 20% là một mục tiêu rất cao xét trên một số góc độ. Thứ nhất, rất cao so với tỷ trọng trong GDP của 21 ngành kinh tế cấp II (chỉ đứng sau 3 ngành là công nghiệp chế biến, chế tạo (năm 2020 đạt 24,78%); nông, lâm nghiệp - thủy sản (12,66%); bán buôn, bán lẻ (9,62%). Thứ hai, cao theo công bố của Tổng cục Thống kê. Thứ ba, cao hơn tỷ lệ của nhiều nước có nền kinh tế số phát triển. Thứ tư, cao do có thể có sự so sánh không đồng chất: GDP thì tính theo giá trị tăng thêm, còn kinh tế số không tính giá trị tăng thêm và tính theo doanh thu (còn bao gồm chi phí trung gian).

Hai, tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành tối thiểu đến năm 2025 là 10%, đến năm 2030 là trên 30%.

Có hai vấn đề phát sinh từ mục tiêu này, đó là: (1) Tổng mức bán lẻ là tính theo giá trị sản xuất (bao gồm giá trị tăng thêm và chi phí trung gian), còn kinh tế số tính theo giá trị tăng thêm, tức là không có chi phí trung gian. Việc so sánh này là khập khiễng. (2) Nếu kinh tế số tính theo giá trị sản xuất thì tỷ lệ này lại quá thấp, bởi thương mại điện tử là bộ phận quan trọng của tổng mức bán lẻ, có dư địa rộng nhất, còn lớn hơn ở các ngành, lĩnh vực khác. Hơn nữa, tỷ lệ của lĩnh vực quan trọng này lại thấp xa so với mục tiêu và giá trị tăng thêm (tương ứng năm 2020 là 10% so với 20%, năm 2030 là trên 30% so với 30%).

Ba, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đến năm 2025 là trên 80%, đến năm 2030 là 100%.

Vấn đề đặt ra ở đây là sử dụng hợp đồng điện tử là những hợp đồng gì hay chỉ bao gồm hợp đồng về ứng dụng điện tử, tức là cần mở rộng phạm vi hoạt động kinh tế số đã đề cập trong hình 2.

Bốn, tỷ lệ lao động kinh tế số/lực lượng lao động trên 2% đến năm 2025 và 3% đến năm 2030.

Có hai vấn đề cần xem xét ở mục tiêu này, đó là: (1) Lao động kinh tế số gồm những ai, phạm vi đến đâu? (2) Nếu tỷ lệ nhỏ thế này mà tạo ra tỷ trọng đến 20% và 30% giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP thì tốc độ tăng năng suất lao động cao gấp quá nhiều lần so với số lao động còn lại.

Mục tiêu đặt ra về nguyên lý phải dựa trên hai cơ sở: nhu cầu phát triển và mức thực tế đã đạt được, bảo đảm nguyên tắc quyết tâm, tính chiến đấu và tính khả thi. Trong cơ chế thị trường, tính pháp lệnh (bàn tay hữu hình) giảm đi, tính thị trường (bàn tay vô hình của các quy luật khách quan) tăng lên và cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa bàn tay hữu hình và bàn tay vô hình.

Mục tiêu về kinh tế số hầu như chưa có số thực hiện chính thống để làm căn cứ, nên mục tiêu đề ra chưa đồng bộ và tính khả thi yếu. Số liệu nước ngoài thì rất khác nhau (Mỹ năm 2017 đạt 1,35 nghìn tỷ USD, chiếm 6,9% GDP; Trung Quốc năm 2017 đạt 32,9%, năm 2018 đạt 31,3 nghìn tỷ NDT, khoảng 4,5 nghìn tỷ USD, chiếm 34,8% GDP). Chênh lệch lớn chủ yếu do khác nhau về định nghĩa và khác nhau về phạm vi rộng/lõi/hẹp.

NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHÁT TRỂN KINH TẾ SỐ

Trước hết, đó là thách thức về tư duy nhận thức. Kinh tế số là vấn đề mới, vấn đề cao cấp và là vấn đề khó, đối với nhiều cấp, nhiều ngành nghề, nên có vấn đề về tư duy nhận thức là khó tránh khỏi. Công tác tuyên truyền đã làm thường xuyên, liên tục và trên phạm vi rộng, không chỉ ở Trung ương mà đến cấp tỉnh, cấp huyện, cấp cơ sở; nhưng cần cụ thể hơn, thiết thực hơn.

Hai, thách thức lớn là môi trường pháp lý và thể chế phát triển kinh tế số chưa hoàn thiện và thiếu đồng bộ. Mục tiêu tập trung vào sản xuất (giá trị tăng thêm), nhưng đề cập còn ít đến lao động, vốn đầu tư, doanh nghiệp, tỷ suất lợi nhuận…

Ba, hạ tầng phục vụ quá trình chuyển đổi số còn nhiều hạn chế. Không chỉ hạn chế về cơ sở vật chất, kể cả cơ sở dữ liệu, đường truyền, mà quan trọng hơn là còn rất phân tán, sự kết nối, liên thông rất hạn chế. Mặc dù là tài sản công, nhưng lại bị cát cứ ở nhiều bộ, ngành, tỉnh, huyện, xã…

Bốn, nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực công nghệ thông tin ít về số lượng và chưa bảo đảm về chất lượng, có người chuyên môn đơn thuần.

Năm, số doanh nghiệp nội địa còn nhỏ yếu, việc tiếp cận còn ít. Các doanh nghiệp nước ngoài có thế mạnh về công nghệ thông tin, nhưng việc lan tỏa sang khu vực nội địa còn ít.

Sáu, nền kinh tế tiền mặt còn lớn. Mặc dù tỷ lệ tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng trong tổng phương tiện thanh toán đã giảm, nhưng vẫn còn ở mức cao...

Nội dung bài viết được đăng tải trên ẩn phẩm đặc biệt Kinh tế 2023-2024:  Việt Nam & Thế giới phát hành ngày 06/03/2024. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây:

https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam

(Thanhuytphcm.vn) - Sáng 25/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Báo cáo của đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”.

Trình bày báo cáo, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn Thường trực đoàn giám sát của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, đến hết năm 2023, sau 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 được Quốc hội, nước ta đã từng bước mở cửa trở lại nền kinh tế, khôi phục các hoạt động kinh tế, xã hội. Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội đã quyết định giám sát chuyên đề việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”.

Kết quả giám sát cho thấy, qua 2 năm thực hiện, nhiều mục tiêu, chỉ tiêu đặt ra trong Nghị quyết số 43 cơ bản hoàn thành. Tăng trưởng GDP năm 2022 đạt 8,12%, là mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2022; năm 2023 đạt 5,05% là mức khá cao trong điều kiện thế giới và trong nước đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mới. Nhiều chính sách đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả kịp thời; các cơ chế đặc thù được Quốc hội thông qua đã phát huy hiệu quả, tăng cường trách nhiệm, năng lực điều hành, tính chủ động, sáng tạo của các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương, rút ngắn thời gian thực hiện, thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn, bổ sung dòng tiền quan trọng, kịp thời cho nền kinh tế, đồng thời, phát huy hiệu quả các dự án đầu tư.

Đối với việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn về vật liệu xây dựng và chịu tác động lớn của đại dịch Covid-19, Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan liên quan nỗ lực, cố gắng để hoàn thành đưa vào khai thác 635 km thuộc Dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng số chiều dài đường cao tốc cả nước lên 2.001 km. Cùng với các chính sách tài khóa kích cầu tiêu dùng của Nghị quyết số 43, các dự án quan trọng quốc gia đã thúc đẩy mạnh mẽ tổng cầu đầu tư của nền kinh tế, tạo động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội.

Báo cáo giám sát cũng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15, như công tác chuẩn bị đầu tư một số dự án chậm, chưa đảm bảo tính sẵn sàng để thực hiện, giải ngân vốn theo yêu cầu về thời hạn của Nghị quyết số 43. Tiến độ thực hiện và giải ngân vốn nhiều dự án không bảo đảm thời hạn quy định trong 2 năm 2022 – 2023. Đặc biệt, các dự án đầu tư trong lĩnh vực y tế, công nghệ thông tin có tiến độ rất chậm nên Chính phủ đã kiến nghị và được Quốc hội chấp thuận, cho kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân các dự án sử dụng vốn của Chương trình tại kỳ họp thứ 6.

Một số chính sách thực hiện không đạt kế hoạch, mục tiêu đề ra như chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại đạt tỷ lệ giải ngân thấp (chỉ đạt khoảng 3,05% kế hoạch); chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động (đạt 56% kế hoạch), phải chuyển nguồn để thực hiện chính sách khác. Chính sách hỗ trợ người dân, người lao động tại một số địa phương còn chậm, lúng túng; việc thẩm định và giải quyết chi trả kinh phí hỗ trợ cho đối tượng thụ hưởng gặp nhiều khó khăn, chậm so với yêu cầu đề ra.

Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế, năng lực cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp trong nước còn thấp khi chi phí đầu vào, nguyên vật liệu nhập khẩu tăng cao, thị trường đầu ra, đơn hàng, doanh thu của doanh nghiệp suy giảm, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vốn vay ngân hàng, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh nợ xấu. Đến hết năm 2023, còn nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, thách thức, chưa phục hồi được sau tác động của dịch Covid-19.

Cùng với đó, tiến độ hoàn thành một số dự án còn chậm so với yêu cầu tại các Nghị quyết của Quốc hội; một số dự án dự kiến tăng tổng mức đầu tư, dẫn đến phải điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án. Công tác dự báo, chuẩn bị đầu tư một số dự án còn hạn chế, chưa lường hết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện, chưa bảo đảm tầm nhìn dài hạn, dẫn đến phải điều chỉnh trong quá trình thực hiện; một số dự án mới hoàn thành đưa vào khai thác trong thời gian ngắn đã phải đề xuất đầu tư mở rộng. Một số dự án hoàn thành đưa vào vận hành, khai thác nhưng chưa được đầu tư đồng bộ trạm dừng nghỉ, hệ thống giao thông thông minh (ITS); việc chưa tổ chức thu phí dẫn đến vướng mắc trong công tác quản lý, khai thác, bảo trì công trình; trên nhiều đoạn, tuyến đường còn tồn tại, bất cập…

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế và nâng cao hiệu quả trong thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH1, đoàn giám sát kiến nghị đẩy mạnh tiến độ triển khai thực hiện, giải ngân các dự án đầu tư sử dụng vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đến ngày 31/12/2024 hoàn thành giải ngân vốn của Chương trình đã được phân bổ.

Đoàn giám sát cũng đề nghị khẩn trương triển khai đầu tư hoàn thiện các trạm dừng nghỉ, hệ thống giao thông thông minh (ITS); khẩn trương rà soát, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông và phương án tổ chức giao thông để nâng cao an toàn khai thác trên các tuyến đường cao tốc đầu tư theo quy mô phân kỳ 2 làn xe và 4 làn xe... Chính phủ tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát, kịp thời phòng chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, ngăn chặn vi phạm trong triển khai thực hiện các dự án, nhất là các vấn đề liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng, nguyên vật liệu và đấu thầu, chỉ định thầu.