Theo Quyết định 1582/QĐ ĐHQB, từ ngày 25/8/2023 về việc quy định mức thu học phí các hệ đào tạo năm học 2023-2024 tại trường Đại học Quảng Bình tăng; Giá nhiên liệu trong nước điều chỉnh theo giá nhiên liệu thế giới; giá các loại lương thực, thực phẩm và hàng hóa tăng;… các yếu tố trên đã tác động đến Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tỉnh Quảng Bình trong tháng 9 năm 2023 tăng 1,08% so tháng trước; tăng 8,21% so với cùng kỳ năm trước; tăng 9,83% so với tháng 12 năm trước; tính chung 9 tháng đầu năm 2023 CPI tăng 2,57% so với cùng kỳ năm trước (trong đó: Nhóm hàng hóa tăng 1,99%; nhóm dịch vụ tăng 3,74%).
Theo Quyết định 1582/QĐ ĐHQB, từ ngày 25/8/2023 về việc quy định mức thu học phí các hệ đào tạo năm học 2023-2024 tại trường Đại học Quảng Bình tăng; Giá nhiên liệu trong nước điều chỉnh theo giá nhiên liệu thế giới; giá các loại lương thực, thực phẩm và hàng hóa tăng;… các yếu tố trên đã tác động đến Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tỉnh Quảng Bình trong tháng 9 năm 2023 tăng 1,08% so tháng trước; tăng 8,21% so với cùng kỳ năm trước; tăng 9,83% so với tháng 12 năm trước; tính chung 9 tháng đầu năm 2023 CPI tăng 2,57% so với cùng kỳ năm trước (trong đó: Nhóm hàng hóa tăng 1,99%; nhóm dịch vụ tăng 3,74%).
Bảng 1. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam 9 tháng năm 2023
Tăng, giảm so với cùng kỳ (+,-%)
Trong các thị trường xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam trong 9 tháng năm 2023, Mỹ chiếm vị trí số 1 với tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 1,2 tỷ USD; tiếp theo là Trung Quốc và Hồng Kông 1,1 tỷ USD; Nhật Bản 1,1 tỷ USD; EU đạt 715 triệu USD và Hàn Quốc đạt 568 triệu USD.
Bảng 2. Top 5 thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 9 tháng năm 2023
Về kim ngạch và thị trường xuất khẩu của các mặt hàng tôm, cá tra, cá ngừ của Việt Nam trong 9 tháng năm 2023 cụ thể như sau:
Tôm: Tính tới hết tháng 9/2023, xuất khẩu tôm đạt gần 2,6 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu sang Mỹ và Trung Quốc ghi nhận tăng trưởng dương trong 2 tháng trở lại đây. Bên cạnh đó, một số thị trường chính trong khối CPTPP như Nhật Bản, Australia, Canada đang tăng nhập khẩu tôm từ Việt Nam.
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), XK tôm Việt Nam trong tháng 9 năm nay nhìn thấy tín hiệu tích cực từ các thị trường như Mỹ, Australia, Canada, Bỉ, Đài Loan với mức tăng trưởng dương từ 1%-54%. Các thị trường lớn còn lại như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn ghi nhận tăng trưởng âm từ 10%-26% tuy nhiên mức giảm đã thấp hơn so với những tháng trước đó. Riêng thị trường Trung Quốc và HK, sau khi tăng trưởng dương trong 3 tháng 6,7 và 8, XK tôm sang thị trường này lại tiếp tục xu hướng giảm.
Về sản phẩm XK, tính tới tháng 9 năm nay, giá trị XK tôm chân trắng (chiếm tỷ trọng 74%) đạt 1,9 tỷ USD, giảm 26%, XK tôm sú đạt 356 triệu USD (chiếm tỷ trọng 14%), giảm 23%. Còn lại là giá trị XK tôm loại khác với 298 triệu USD, giảm 28% trong đó XK tôm khác đóng hộp và tôm khác khô tăng trưởng dương lần lượt 20% và 57%.
Tháng 9/2023, XK tôm Việt Nam sang Trung Quốc&HK giảm 13% đạt 61 triệu USD. XK tôm sang thị trường này giảm trong tháng 9 sau khi tăng trưởng dương liên tiếp trong 3 tháng 6,7 và 8. Lũy kế 9 tháng, XK tôm sang thị trường này đạt 454 triệu USD, giảm 6%.
Cá tra: tháng 9/2023, XK cá tra Việt Nam ghi nhận tăng trưởng dương lần đầu kể từ đầu năm nay, với giá trị gần 167 triệu USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế XK cá tra Việt Nam 9 tháng đầu năm nay đạt gần 1,4 tỷ USD, giảm 31% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bảng 3. Xuất khẩu cá tra của Việt Nam T1-T9/2023
Về cơ cấu sản phẩm cá tra xuất khẩu từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2023 như sau:
Bảng 4. Cơ cấu sản phẩm cá tra xuất khẩu T1-T9/2023
Xuất khẩu cá tra 9 tháng năm 2023 sang hầu hết các thị trường và khối thị trường chính đều giảm so với cùng kỳ năm 2022. XK sang thị trường Trung Quốc và Hồng Kông giảm 26%; Mỹ giảm 54%; Braxin giảm 0,4%; CPTPP giảm 31%, Anh giảm 1% và Mexico giảm 41%.
Bảng 5. Các thị trường xuất khẩu cá tra của Việt Nam
Tăng, giảm so với cùng kỳ (+,-%)
Cá ngừ: Tháng 9/2023, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt 72 triệu USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2022 và giảm 18% so với tháng trước đó.
Bảng 6. Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam T1-T9/2023
Về sản phẩm, XK thịt/loin cá ngừ đông lạnh mã HS0304 của Việt Nam tiếp tục sụt giảm trong tháng 9. Do đó, tính lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, XK nhóm sản phẩm này giảm 41%, đạt 315 triệu USD. XK cá ngừ đóng hộp của Việt Nam cũng có xu hướng giảm sâu hơn trong tháng này, giảm 15% so với cùng kỳ. Điều này đã khiến tổng giá trị XK nhóm sản phẩm này của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm giảm nhẹ 0,2% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, XK các sản phẩm cá ngừ chế biến khác, trong đó chủ yếu là thịt/loin cá ngừ hấp đông lạnh, có xu hướng tăng nhanh hơn trong tháng 9, với mức tăng 97%. Mức tăng này đã nâng tổng giá trị XK mặt hàng này trong 9 tháng đầu năm 2023 lên hơn 107 triệu USD, tăng 29% so với cùng kỳ.
Về thị trường, XK cá ngừ sang một số thị trường chính đang có dấu hiệu hồi phục trong tháng 9 sau một thời gian sụt giảm như Canada và Nga, với mức tăng lần lượt là 44% và 124%. Trong khi đó, XK sang một số thị trường truyền thống lại đảo chiều giảm như EU và Israel.
Tại thị trường Mỹ, XK cá ngừ đã không giữ được đà tăng trưởng trong tháng 8. Giá trị XK cá ngừ sang thị trường này đã giảm nhẹ 1% trong tháng 9. Tính lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, kim ngạch XK cá ngừ sang thị trường này vẫn giảm hơn 41% so với cùng kỳ.
Bảng 7. Top 6 thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2023
Phòng Thông tin và xúc tiến thương mại - VIOIT
9 tháng, Việt Nam thu về gần 4,4 tỷ USD từ xuất khẩu cà phê, tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ giá cao.
Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, giá cà phê xuất khẩu liên tục tăng. Tháng 9, giá bình quân đạt 5.469 USD một tấn, mức cao nhất từ trước đến nay.
Tính chung 9 tháng, mỗi tấn cà phê xuất khẩu bình quân đạt 3.897 USD một tấn, tăng 56% so với cùng kỳ năm ngoái. Cà phê trở thành sản phẩm nông sản có giá tăng mạnh nhất trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Nhờ đó, Việt Nam thu về gần 4,4 tỷ USD từ loại nông sản này trong 9 tháng, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2023. Mức này vượt kim ngạch cả năm ngoái.
CEO một doanh nghiệp xuất khẩu cà phê tại TP HCM, cho biết thị trường chứng kiến giá cà phê tăng "phi mã", mỗi kg từ mức 40.000 đồng vào đầu năm 2023 lên 129.000 đồng hồi tháng 4. Tuy nhiên, đầu tháng 10, giá nông sản này giảm 4.500 đồng một kg, xuống 117.300 đồng, do tác động từ việc Liên minh châu Âu (EU) thông báo hoãn thực hiện Luật chống phá rừng (EUDR).
Dù vậy, ông nhận định đây là sự điều chỉnh tạm thời vì nguồn cung nội địa đang khan hiếm. Nhiều nông dân đã chuyển đổi diện tích cà phê sang trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế cao hơn như sầu riêng, bơ và chanh dây. Điều này dẫn đến sản lượng cà phê giảm mạnh.
Đồng quan điểm, ông Phan Minh Thông, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Phúc Sinh, chia sẻ năng suất vụ mùa năm nay có thể tăng, nhưng tồn kho tại các doanh nghiệp đang rất thấp. Bốn tháng qua các doanh nghiệp, gồm Phúc Sinh, không có hàng để thu mua. Điều này khiến tình hình kinh doanh trở nên khó đoán, nhất là khi các yếu tố địa chính trị có thể tác động mạnh đến giá cà phê thời gian tới.
Theo Hiệp hội cà phê – ca cao Việt Nam, dự báo cho niên vụ 2024-2025, Việt Nam đối mặt nhiều thách thức do điều kiện thời tiết không thuận lợi, đặc biệt là hiện tượng El Nino gây khô hạn và tình trạng sâu bệnh. Sản lượng cà phê dự kiến giảm 5-15% so với niên vụ trước, khiến tổng sản lượng tiếp tục đi xuống.
Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vẫn lạc quan. Bộ này dự báo kim ngạch xuất khẩu nông sản này năm nay vượt 5 tỷ USD, thậm chí đạt 6 tỷ USD nhờ giá cao.
Tỷ lệ chuyển đổi doanh thu thành lợi