36 Phố Phường Hà Nội Là Những Phố Nào

36 Phố Phường Hà Nội Là Những Phố Nào

Tìm hiểu 36 phố phường Hà Nội gồm những phố nào giúp bạn hiểu hơn về lịch sử, văn hóa và con người của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Qua đó, những thông tin này cũng đem đến cho bạn nhiều kinh nghiệm du lịch Thủ đô để có thể trải nghiệm và khám phá những điều thú vị, mới lạ.

Tìm hiểu 36 phố phường Hà Nội gồm những phố nào giúp bạn hiểu hơn về lịch sử, văn hóa và con người của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Qua đó, những thông tin này cũng đem đến cho bạn nhiều kinh nghiệm du lịch Thủ đô để có thể trải nghiệm và khám phá những điều thú vị, mới lạ.

Nguyên tắc đặt tên 36 phố phường Hà Nội

Không chỉ nắm được 36 phố phường Hà Nội gồm những phố nào, bạn cũng nên khám phá về cách đặt tên độc đáo của những con phố này.

Về cách đặt tên của các con phố, từng nơi đều có những đặc trưng riêng và gắn liền với lịch sử phát triển của thành phố. Hàng Mắm, Hàng Nón, Hàng Đường cho đến Hàng Muối đều là những cái tên đại diện cho mặt hàng chủ yếu được trao đổi, buôn bán tại đây.

Những phố cổ rực rỡ là nơi phồn hoa và đông đúc nhưng vẫn giữ nguyên được giá trị văn hóa truyền thống từ thế kỷ trước. Mỗi con phố lại trở thành một ngôi làng nghề thu nhỏ, tập trung những người thợ lành nghề từ các làng nghề xung quanh Thăng Long tạo nên sự đa dạng, phong phú của nền văn hóa truyền thống trong lòng thủ đô.

Trên những con phố này, từng góc nhỏ đều chứa đựng những câu chuyện đặc biệt, sự đam mê, nhiệt huyết của những người thợ làm nên bức tranh màu sắc cho thủ đô ngàn năm văn hiến.

36 Phố phường Hà Nội ngày nay có gì mới?

Song song với việc khám phá 36 phố phường Hà Nội gồm những phố nào, sự thay đổi của khu vực này tại thời kỳ hiện nay cũng là điều khiến nhiều người tò mò.

Ngày nay, Hà Nội đang tiến đến phát triển trở thành một thủ đô năng động, hiện đại. Theo guồng quay đó, khu phố cổ Hà Nội cũng có nhiều sự thay đổi nhất định. Nhìn chung, Hà Nội vẫn giữ được vẻ đẹp của những con phố cổ kính với những ngành nghề truyền thống. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh cũng có nhiều sự thay đổi để thích nghi được với tình hình thực tế.

Về phong cách, lối sống của người phố cổ Hà Nội cũng dẫn trở nên hiện đại hơn. Tuy nhiên, dù xã hội có thay đổi như thế nào thì khi đi sâu vào từng con ngõ, bạn vẫn thấy hiện hữu một Hà Nội 36 phố phường với những tâm hồn bình dị, lối sống của người xưa. Những giá trị văn hóa truyền thống vẫn còn được lưu truyền và gìn giữ.

Gợi ý địa điểm du lịch nổi tiếng ở 36 phố phường

Qua thông tin 36 phố phường Hà Nội gồm những phố nào, có thể thấy nơi đây không chỉ là một khu vực đậm đà văn hóa mà còn là địa điểm thu hút nhiều du khách bởi danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Một số địa điểm du lịch bạn không nên bỏ qua khi đến 36 phố phường Hà Nội đó là:

Khám phá Hà Nội 36 phố phường ngàn năm văn hiến

Việc biết 36 phố phường Hà Nội gồm những phố nào đem đến nhiều thông tin bổ ích về lịch sử, văn hóa để bạn hiểu hơn về những giá trị đặc trưng riêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Khu phố cổ Hà Nội hấp dẫn khách du lịch bởi lối kiến trúc độc đáo, ấn tượng. Nơi đây cũng lưu giữ được dấu vết thời gian hiện diện qua từng con phố, ngõ nhỏ với những căn nhà mái ngói hình ống được rêu phong bao phủ.

Kiến trúc là điểm đặc trưng rất riêng chỉ khu 36 phố phường mới có được. Những ngôi nhà được xây dựng chủ yếu từ thế kỷ 18, 19 thoạt nhìn thì bé nhỏ, lụp xụp nhưng lại được người dân nơi đây sắp xếp khéo léo để đáp ứng được nhu cầu đời sống.

Với lối kiến trúc nhà ống, mái ngói nghiêng cùng mặt tiền là các cửa hiệu chuyên kinh doanh, buôn bán. Ngoài ra, đền, chùa, đình,...cũng là không gian tâm linh mang tính cộng đồng tạo nên sự đặc trưng riêng của Hà Nội 36 phố phường.

Văn hóa, con người Hà thành

Khám phá 36 phố phường Hà Nội là đến với nét đẹp truyền thống của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Nơi đây là nơi lưu giữ giá trị lịch sử, văn hóa trong khoảng 100 công trình gồm đền, đình, hội quán, chùa. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến ngôi đền Bạch Mã ở Hàng Buồm là một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa.

Ngoài ra, 36 phố phường cũng là nơi giữ gìn và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống. Không thể không nhắc đến những nghề thủ công như thêu thùa, làm gốc, làm nón lá, chạm khắc gỗ, trang sức vẫn còn được kế thừa và phát triển cho đến ngày hôm nay.

Các cửa hàng nhỏ tại khu phố cổ không chỉ là nơi giao lưu buôn bán mà còn được xem là một nét đẹp văn hóa của Hà Nội giới thiệu đến với du khách tứ phương và bạn bè quốc tế. Đặc biệt, đến với Hà Nội 36 phố phường, du khách còn được cảm nhận rõ hơn về đời sống, lối sinh hoạt đặc trưng của con người Hà thành.

Người dân trên những khu phố cổ chính là người Hà Nội gốc, họ có những đức tính và phẩm chất cao quý của con người Tràng An. Người dân phố cổ luôn tự hào về văn hóa truyền thống, giữ gìn và phát huy phong tục tập quán từ thế hệ này sang thế hệ khác.

36 phố phường Hà Nội hình thành từ khi nào?

Trước khi tìm hiểu 36 phố phường Hà Nội gồm những phố nào, bạn cần biết về lịch sử hình thành của những con phố cổ kính này.

Nhiều tài liệu lịch sử ghi chép lại, nơi đây bắt nguồn từ thời nhà Lý - Trần. Theo tương truyền, 36 phố phường là một đô thị cổ gồm khu vực trong và ngoài phố cổ Hà Nội. Vào đầu thế kỷ XI, nơi đây là khu dân cư sinh hoạt và buôn bán sầm uất. Đặc trưng của những khu phố này là những phố làng nghề cùng nhiều ngôi nhà mang nét kiến trúc Việt Nam truyền thống.

Dưới thời Lý - Trần, những người thợ thủ công từ các làng nghề quanh kinh thành Thăng Long đều tụ tập về 36 phố phường Hà Nội để kinh doanh và buôn bán. Họ chia theo từng khu vực và tập trung bán các mặt hàng chính của làng nghề mình.

Do đó, tên gọi của các dãy phố phường nơi đây cũng được đặt theo tên các sản phẩm kinh doanh lúc bấy giờ như Hàng Bạc, Hàng Gà, Hàng Bông,... Tuy nhiên, trong nhiều tư liệu cũng ghi chép rằng, Hà Nội 36 phố phường vốn không chính xác vì chưa được đề cập trong lịch sử.

Hà Nội chỉ có 36 phố phường vào thời nhà Lê và vào cuối thế kỷ 19 đã phát triển thành 50 phố bắt đầu bằng chữ ‘’Hàng’’. Có lẽ, mọi người thường nhắc 36 phố phường là do nhà văn Thạch Lam với cuốn sách Hà Nội 36 phố phường đã quá nổi tiếng nên được nhiều người đón nhận.

36 phố phường Hà Nội bán gì?

Không chỉ biết 36 phố phường Hà Nội gồm những phố nào, bạn cũng có thể tìm hiểu rõ hơn về những mặt hàng kinh doanh của các con phố này, cụ thể như sau:

Trải qua hàng thập kỷ, 36 phố phường Hà Nội đã có nhiều biến đổi để phù hợp với thời gian và sự phát triển của thành phố. Mặc dù có nhiều tên phố đã thay đổi nhưng vẫn còn một số con phố giữ nguyên được tên gốc, mang theo dấu ấn của lịch sử. Ngày nay, việc kinh doanh buôn bán trên các con phố cũng có sự thay đổi đáng kể. Ví dụ như phố Hàng Khoai không còn chỉ bán khoai mà thay vào đó là bát đĩa. Phố Hàng Gà chuyển sang in thiệp cưới, còn phố Hàng Đường nổi tiếng với Ô Mai - món ăn đặc sản của Hà Nội.

Ngoài ra, có một số con phố không còn bán theo tên gốc nhưng vẫn giữ được truyền thống kinh doanh như trước kia. Một số danh sách các con phố phường Hà Nội và ngành nghề buôn bán:

Những lưu ý khi tham quan 36 phố phường Hà Nội

Sau khi biết 36 phố phường Hà Nội gồm những phố nào, bạn hãy bỏ túi ngay những kinh nghiệm tham quan phố phường Hà Nội để có trải nghiệm tuyệt vời dưới đây:

Việc tìm hiểu 36 phố phường Hà Nội gồm những phố nào giúp bạn biết thêm về một địa điểm mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa của Thủ đô. Nếu bạn vẫn chưa biết phải đi tham quan những đâu khi đến với Hà Nội thì đừng bỏ lỡ những con phố nổi tiếng này.

“ Người Pháp có Paris, người Anh có London, người Tàu có Thượng Hải. Trong các sách vở, trên các báo chí, họ nói đến thành phố của họ một cách tha thiết, mến yêu,..”. Và người Việt Nam ta, ta tự hào khi có Hà Nội?

Hà Nội- một thành phố ngàn năm văn hiến, thành phố anh hùng vượt qua bao cuộc chiến tranh khốc liệt, không chịu khuất phục dưới những chính sách đồng hoá gay gắt của thực dân đô hộ. Hà Nội vẫn giữ nguyên cho mình những nét đẹp vốn có của chốn kinh kỳ xưa, nhưng không hẳn là không có ít nhiều thay đổi. Và Thạch Lam, người đã viết nên “ Hà Nội 36 phố phường” – tập bút ký tinh tế được tập hợp lại từ những bài viết in trên báo sau khi ông qua đời, như để nói hộ cho mọi trái tim tin yêu luôn hướng tới thủ đô, rằng “ Hãy yêu mến Hà Nội với tâm hồn người Hà Nội”.

Cuốn sách là dòng chảy cảm xúc với hai ngã rẽ. Ngã thứ nhất, ta sẽ bắt gặp rất nhiều những cảnh đời qua những mẩu truyện ngắn hết sức xúc động. Đó là nhà bác Lê goá bụa với mười một đứa con sống trong cảnh nghèo đói, là nhân vật “Tâm”- cô hàng xén với lối đường quê quen thuộc trong buổi hoàng hôn, hay “ nàng Dung”- người vợ trẻ phải chịu đựng hai lần chết. Họ là những người phụ nữ phải chịu đựng số phận éo le, cuộc sống buồn thảm. Dù vậy nhưng trong cuốn sách này, ta vẫn bắt gặp mầm non của thứ tình yêu lứa đôi vươn chồi mọc dậy như tình cảm giữa Thanh và Nga dưới bóng hoàng lan. Tất cả đều là những câu chuyện về những con người Hà Nội, nép mình dưới những khu phố khác nhau, với những mảnh ghép cuộc đời khác nhau, hiện lên đơn sơ dưới ngòi bút chân thực của tác giả.

Ngã rẽ thứ hai là một dòng chảy hoàn toàn mới. Thạch Lam  đưa ta đi qua từng cuộc phiếm du mang những cái tên độc đáo như “những nơi ăn chơi”, “những biển hàng”, “quà Hà Nội”, “những thứ “ chuyên môn” hay ngay cả con người bán các thức ấy. Bằng giọng văn nhẹ nhàng, lãng đãng đến lạ lùng, đôi lúc có tức giận mà vẫn như thủ thỉ, tác giả đã nhận xét, đánh giá cả những vẻ đẹp cũng như vẻ xấu của phố phường, ẩm thực hay chính con người nơi đây, với những nét thay đổi nhiều mặt. Thạch Lam khiến bạn đọc sẽ không khỏi tự hào về văn hoá đất Thăng Long xưa, nhưng rồi bạn cũng sẽ có giây phút phải lắng lại, để nhìn nhận và suy nghĩ đôi chút.

Với “Hà Nội 36 phố phường”, Thạch Lam đã mở ra cho ta một con đường nhận thức hết sức tinh tế. Là người Hà Nội, ai cũng biết rằng khu phố cổ là một quần thể kiến trúc độc đáo mang bản sắc dân tộc với những đặc trưng về con người, văn hoá và đặc biệt là ẩm thực. Hà Nội có nhiều thức ngon ít nơi sánh được, nhưng để mà thưởng thức, để cảm nhận đến độ tinh hoa của những món ăn ấy thì còn là cả một nghệ thuật, như Thạch Lam viết: “ Biết ăn tức đã là một điều tiến bộ lớn trong các điều tiến bộ, nếu không phải là trong hàng những điều quan trọng nhất”.

Trong tiến trình phát triển không ngừng của văn hoá và lịch sử, Hà Nội cũng đã tiến đến rất nhiều những đổi thay, cho dù ở bất kỳ khía cạnh nào thì qua cuốn sách này, tác giả cũng đều gửi tặng độc giả những bài học với giá trị giáo dục sâu sắc. Thạch Lam nhắc đến “ nghệ thuật biển hàng” đang dần mất đi bởi những dòng chữ Tây chỉ hiện lên sự học đòi bắt chước mà không hiểu rõ nội dung, khiến Hà Nội bỗng thật “lạ lùng và đột ngột”. Hay theo tác giả, thức quà Hà Nội hay chính là con người Hà Nội. Sự phong phú về ẩm thực cũng dẫn đến sự đa dạng trong việc thưởng thức, có phải vậy mà vị miệng và dạ dày người Hà Nội đang dần trở nên dễ dãi ? “ Sự sành ăn và cái thưởng thức của người nơi văn vật đã kém sắc sảo, ý nhị rồi chăng ?”. Với “Hà Nội 36 phố phường”, tác giả cũng bày tỏ niềm thương tiếc tới những ngưởi bán rao – những thân phận bé nhỏ, lam lũ kiếm sống, mưu sinh trong đêm. Những tiếng rao của họ là tiếng vang của đời sống vọng lại, âm thầm đơn độc nhưng lại rất gần gũi, bởi khi vắng đi âm thanh ấy, người Hà Nội tự dưng cũng sẽ thấy như thiếu đi một thứ gì đó rất thân thuộc.

Đó là Hà Nội trong văn chương của Thạch Lam, hướng đôi mắt trở về với hiện tại, Hà Nội ngày nay còn có được như thế? Những nét đẹp văn hoá, cả một bề dày trầm tích đất thủ đô đang dần bị mai một, tàn phai theo tháng năm. Phải chăng giới trẻ ngày nay đang sống quá thực dụng, mải đuổi theo theo văn hoá bên ngoài mà thờ ơ với văn hoá chính dân tộc chúng ta ? Việc giữ gìn, bảo vệ chưa thể, huống hồ nói đến việc phát huy. Giới trẻ có xứng đáng với trọng trách to lớn bao thế hệ đang giao phó ? Vì vậy mà đọc cuốn sách này, Thạch Lam như đánh thức tuổi trẻ chúng ta, nhắc ta không được phép vô cảm với những nét đẹp tinh hoa văn hoá của Hà Nội, và hơn nữa là để bảo vệ gốc rễ chính dân tộc chúng ta.

Học tập và làm việc mệt mỏi, ai trong chúng ta cũng đều nên có trong tay cuốn sách này - tập bút ký nổi tiếng chỉ dành riêng cho vẻ đẹp Hà Nội, trước tiên để ta thư giãn, nghỉ ngơi, lắng mình trong những áng văn nhẹ nhàng của Thạch Lam, và sau đó hãy cảm nhận thực sự những nét đẹp đó trong mỗi trái tim chúng ta – trái tim của những con người Hà Nội.

Cuốn sách đang nằm trên giá sách Tác phẩm văn học,  mã xếp giá 139, kí hiệu phân loại V11/139- các bạn hãy nhanh chân tìm đọc nhé!

Trần Thị Ngọc Quỳnh lớp 10D4 (CLB Phóng Viên)